Ngành an toàn lao động hoạt động vì sức khỏe và sự an toàn của người lao động, của cộng đồng, sự phát triển bền vững của môi trường, đảm bảo hoạt động đúng pháp luật cũng như bảo vệ danh tiếng của công ty. Phòng HSE của một số công ty chịu trách nhiệm về công tác bảo vệ môi trường, sức khỏe nghề nghiệp và an toàn lao động. Ngành HSE thông thường có hai mục tiêu, đó là phòng ngừa sự cố hoặc tai nạn lao động và giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi có thể xảy ra trong điều kiện hoạt động bình thường.
Ngành bảo hộ lao động đào tạo kỹ sư có kiến thức chuyên sâu về môi trường lao động, môi trường doanh nghiệp, an toàn lao động, tâm sinh lý của người lao động, tổ chức khoa học lao động. Kỹ sư ngành này có kỹ năng điều tra, khảo sát, phân tích, đánh giá và quản lý môi trường lao động; đề xuất các giải pháp công nghệ và tổ chức để xử lý nóng, bụi, ồn, rung… trong quá trình sản xuất; loại trừ các yếu tố nguy hiểm gây tai nạn lao động, sự cố trong sản xuất và các yếu tố độc hại gây bệnh nghề nghiệp.
Các nước phát triển, khi tuyển dụng yêu cầu các kỹ sư phụ trách an toàn lao động phải có ít nhất một số năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực cụ thể mà họ sẽ phụ trách và phải qua các khóa đào tạo chuyên sâu. Họ sẽ chịu trách nhiệm cao hơn và quyền hành lớn hơn. Kỹ sư an toàn có thể ký lệnh dừng thi công trên công trường xây dựng nếu họ thấy rằng các biện pháp phòng ngừa (an toàn) chưa đảm bảo ngăn ngừa được các rủi ro có thể xảy ra.
Kỹ sư an toàn lao động làm gì?
Công việc chính của kỹ sư an toàn lao động:
- Thực hiện và giám sát thực hiện tuân thủ nội quy và qui trình ATVSLĐ – PCCC – BVMT của các đơn vị thi công tại công trường.
- Triển khai, hướng dẫn và huấn luyện CBCNV và công nhân tại công trường thực hiện đúng các quy định, quy trình, hướng dẫn của hệ thống QLCL – MT – AT&SKNN của Công ty.
- Điều chỉnh khắc phục những vấn đề liên quan đến công tác ATLĐ đối với các đơn vị
- Theo dõi, kiểm tra an toàn máy móc thiết bị thi công trên công trường.
- Phối hợp với các bên liên quan để giải quyết và đề xuất các biện pháp xử lý tình huống.
- Nhận diện mối nguy, phân tích đánh giá những rủi ro liên quan đến công tác ATLĐ tại từng khu vực sản xuất từ đó để xuất các giải pháp khắc phục kịp thời.
- Xây dựng các quy chế, nội quy, các nguyên tắc và các chỉ tiêu về quản lý và đảm bảo ATLĐ và vệ sinh môi trường cho con người, máy móc, thiết bị, dụng cụ thi công theo các tiêu chuẩn và quy định Nhà nước.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện và huấn luyện về bảo hộ an toàn lao động.
Biên soạn tài liệu hướng dẫn công tác ATLĐ và VSLĐ. - Tham mưu, đề xuất áp dụng các thiết bị kỹ thuật tiên tiến, giải pháp khoa học, phục vụ cho công tác ATLĐ.
- Điều tra các vụ tai nạn trong công nghiệp hoặc bệnh nghề nghiệp để xác định nguyên nhân và xác định những sự cố có thể ngăn chặn.
Kỹ sư an toàn lao động làm việc ở đâu?
Ngày nay, do nhu cầu phát triển công nghiệp, kinh tế cộng với các tiêu chuẩn về an toàn lao động đã được thắt chặt hơn xưa nên nhu cầu tuyển dụng an toàn lao động là khá nhiều . Do nhu cầu lớn mà nguồn cung nhân lực từ các trường ĐH vẫn chưa thể đáp ứng, sinh viên năm cuối trong ngành hiện nay đang nhận việc trước khi nhận bằng. Nhiều cơ sở sản xuất đã gửi thư mời đến tận khoa Bảo hộ lao động trong các trường để tìm được người kỹ sư bảo hộ lao động cho doanh nghiệp của mình.
Kỹ sư an toàn lao động làm việc tại các nhà máy sản xuất, công trường xây dựng, khai thác, vận hành, giao thông vận tải, các khu công nghiệp, các ban công tác của tổ chức công đoàn, các Sở Lao động.
Sau đây là một số vấn đề cơ bản về an toàn lao động trong một số ngành:
1. Sản xuất công nghiệp (phổ biến & cơ bản nhất):
– An toàn điện – An toàn hóa chất.
– An toàn đối với lò đốt/lò hơi.
– An toàn đối với thiết bị áp lực.
– An toàn đối với thiết bị sản xuất (thiết bị có vận tốc quay lớn, thiết bị cắt, thiết bị nén ép/đột dập, thiết bị nâng hạ, thiết bị vận chuyển nội bộ…).
– Công thái học (Ergonomics) và bệnh nghề nghiệp.
Tất nhiên với từng ngành cụ thể thì nặng nhẹ sẽ khác nhau như lắp ráp điện tử khác với sản xuất cơ khí hay xưởng may, sản xuất hóa chất khác với nhà máy xi măng…các loại đặc biệt như nhà máy điện hạt nhân (an toàn phóng xạ), dàn khoan dầu thì còn đòi hỏi nhiều nữa..
2. Xây dựng:
– An toàn điện.
– An toàn đối với thiết bị áp lực.
– An toàn đối với các hoạt động trên cao, thi công ngầm (trong hầm) hay thi công trên mặt nước/dưới nước (xây dựng cầu/đập thủy điện…).
– An toàn đối với các thiết bị thi công: máy xúc, máy ủi, máy đào…
– Công thái học (Ergonomics) và bệnh nghề nghiệp.
– Tổ chức giao thông trên công trường.
3. Giao thông – vận tải:
– An toàn trong xắp xếp hàng hóa.
– Kỹ thuật chằng/buộc/gá các cấu kiện siêu trường siêu trọng.
– An toàn trong quá trình vận chuyển các cấu kiện siêu trường siêu trọng.
– An toàn vận tải thủy.
Học nghề kỹ sư an toàn lao động ở đâu?
-
ĐH Công Đoàn: Khoa Bảo hộ lao động
-
ĐH Bán Công Tôn Đức Thắng: Khoa Bảo hộ lao động
-
Ngoài ra còn có các trường và trung tâm đào tạo ngắn hạn như Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ Hồ Chí Minh, Công ty cổ phần giáo dục Việt Nam, Trung tâm www.safetytraining.edu.vn/, antoanlaodong.org.vn/, www.viendaotao.vn/
Các tố chất cần có
- Tính sáng tạo: Kỹ sư an toàn lao động yêu cầu về thiết kế sản xuất để chỉ ra các vấn đề tiềm năng và các biện pháp khắc phục. Kỹ sư an toàn kỹ thuật cần sáng tạo các tình huống độc đáo khi thực hiện các dự án.
- Kỹ năng tư duy: Kỹ sư an toàn lao động phải quan sát và nghiên cứu các hoạt động để xác định rủi ro cho con người và tài sản.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Trong thiết kế giải pháp cho hoạt động của tổ chức, kỹ sư an toàn lao động phải đưa ra quy trình tính toán để khắc phục sự cố và các phản ứng của mọi người về sự thay đổi các giải pháp trên.
- Kỹ năng đọc: Kỹ sư an toàn lao động phải đọc và hiểu được các quy định của nhà nước để thiết kế các giải pháp an toàn cho người lao động theo từng môi trường làm việc cụ thể